Hoàng Hoa Thám, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên
Không nhiều người biết, người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế - phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất, kéo dài nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam, làm thực dân Pháp mất ăn mất ngủ cách đây một thế kỷ là một người con ưu tú của quê hương Hưng Yên.
Ngày nay, không chỉ ở Hưng Yên, tên của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám đã trở thành tên những địa danh, những con đường, khu phố, công viên, trường học trên mọi miền của Tổ quốc.
Tự hào và tưởng nhớ, tôn vinh người con ưu tú của quê hương đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, cuối năm 2017, UBDN tỉnh Hưng Yên đã khởi công tu bổ, tôn tạo đền thờ danh nhân Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế tại quê hương của ông, xã Dị Chế (Tiên Lữ).
Theo Danh nhân Hưng Yên, Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845 tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ nay thuộc xã Dị Chế (Tiên Lữ).
Theo Danh nhân Hưng Yên, Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845 tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ nay thuộc xã Dị Chế (Tiên Lữ).
sinh của Hùm thiêng Yên Thế cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì ngưỡng mộ người anh hùng Yên Thế, Đơrao Sacbone một sĩ quan Pháp đã bỏ nhiều năm đi tìm mộ Hoàng Hoa Thám và năm 1944, ông đã tìm thấy ngôi mộ nằm tại Đồi Ngô thuộc cánh đồng Hữu Phúc. Với cảm xúc kính trọng, vị sỹ quan Pháp viết: “Khi mặt đất phủ bóng tối đã lộ ra dấu tích của ông và đồn Hữu Nhuế, tôi cảm thấy mình bay bổng cùng huyền thoại về người anh hùng và chắc chắn sẽ sống mãi với các thế hệ người Việt Nam”.
Sử sách còn ghi lại, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), cha ông là Trương Thận chiêu tập nghĩa binh nổi dậy chống lại triều đình, bị truy nã phải thay tên đổi họ trốn đi nơi khác.
Sau khi giặc Pháp xâm chiếm Bắc kì, ông tham gia quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Đề Nẫm. Khi Đề Nẫm hy sinh, ông rút về Phồn Xương, Yên Thế lập căn cứ, đổi họ Hoàng, tên Thám, đương thời gọi là Hoàng Hoa Thám hay Đề Thám. Từ năm 1887 – 1913, Đề Thám là lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế, với chiến khi và địa bàn hoạt động quanh vùng Bắc Giang – Thái Nguyên – Hưng Hóa.
Sách Danh nhân Hưng Yên viết, ông có tài dung binh, thu phục được nhiều tướng giỏi mưu lược, khiến cho giặc ngày đêm lo sợ. Giặc Pháp nhiều lần phối hợp với Tổng đốc tay sai Pháp là Lê Hoan một mặt đàn áp, mặt khác dung chiêu hàng nhưng chúng vẫn không khuất phục được ông. Đến năm 1894, chúng chịu điều đình giảng hòa và cắt cho ông 6 tổng gồm 22 làng ở Phồn Xương. Bên ngoài ông giả vờ giảng hòa nhưng bên trong ông cho lập đồn điền, xây dựng cơ sở, liên hệ với văn nhân yêu nước như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Phạm Văn Ngôn, mở rộng địa bàn hoạt động. Đảng Nghĩa Hưng cũng do ông làm lãnh tụ. Từ đấy suốt 10 năm ông liên tục chiến đấu, gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp và bọn tay sai. Sau chúng phải huy động lực lượng lớn, dốc sức tấn công, Ông bị thua nặng phải trốn vào rừng.
Ngày 12.9.1913, ông bị thuộc hạ của Lương Tam Kỳ phản bội ám sát. Phan Bội Châu có thờ điếu ông, tôn ông là Chân tướng quân (tướng quân chân chính). Vợ ông là bà Đặng Thị Nhu cũng rất nổi tiếng, đã trợ giúp ông nhiều trong vùng đồn điền và trong trận mạc. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại kể về tài đánh giặc của vợ chồng ông.
Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế bị bắt về Pháp từ khi 6-7 tuổi, cuối đời bà về nước và qua đời. Theo di chúc, bà được an tang tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Dấu tích thành Phồn Xương nay vẫn còn, tại đây có tượng đài, nhà lưu niệm về Đề Thám.
Tại xã Dị Chế, dòng họ Trương trang trọng dành một bàn thơ đơn sơ thờ Trương Văn Nghĩa, người con trung hiếu của quê hương và dòng họ. Bài văn Thề đánh giặc của Đề Thám được giữ gìn như một kỉ vật thiêng liêng. Dưới đây xin trích một đoạn:
Hỡi người dự lễ hôm nay
Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền
Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt
Đem máu xương trừ diệt xâm lăng
Cùng nhau hô tiếng to vang
Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm
Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của ông vô cùng kiên cường và để lại một trang sử hào hùng về truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tấm gương hi sinh, ý chí chiến đấu bất khuất đến cùng của ông và nghĩa quân Đề Thám đời đời sáng chói trong tâm trí của nhân dân ta.
Hơn 10 năm trước, để tỏ lòng thành kính, tôn vinh sự nghiệp và những cống hiến to lớn của danh nhân Hoàng Hoa Thám, Hưng Yên đã xây dựng đền thờ ông trên quê hương người anh hùng dân tộc ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ. Tuy nhiên, do quy mô công trình nhỏ hẹp, chưa đáp ứng tốt nhu cầu viếng thăm của nhân dân và du khách thập phương.
Công trình Nhà thờ danh nhân Hoàng Hoa Thám khởi công tu bổ, tôn tạo cuối năm 2017 được thiết kế trên khuôn viên rộng hơn 3 nghìn m2 tại nền móng cũ của gia đình. Kết cấu nhà thờ hình chữ đinh gồm 5 gian tiền tế và hậu cung, ngoài ra còn có nghi môn gồm 3 cổng khá đồ sộ với tổng kinh phí công trình là 9,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Đền thờ Hoàng Hoa Thám Sau khi hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo sẽ góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.