A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÌNH HOAN ÁI- TÂN VIỆT-YÊN MỸ- HƯNG YÊN

1. Tên di tích: Đình  Hoan Ái 
2.  Loại công trình: Đình
3.  Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 06/2004 ngày 18 tháng 02 năm 2004


5. Địa chỉ di tích: Thôn Hoan Ái – Xã Tân Việt – Huyên Yên Mĩ – Tỉnh Hưng Yên .
6. Tóm lược thông tin về di tích
I. Tóm tắt tiểu sử của thái sư Trần Thủ Độ cùng công lao của ông:

Thái sư Trần Thủ Độ sinh ngày 20 tháng 01 năm 1194 ở làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay. Tổ tiên ông vốn làm nghề đánh bắt thủy sản ở Yên Sinh (Đông Triều-Quảng Ninh). Sau rời về vùng Túc Mạc ven Sông Hồng (Thuộc Nam Định ngày nay). Rồi sang định cư ở vùng Bát Xá – Tam Nông cạnh dòng song Luộc. Đến đời than phụ ông là Nguyên tổ Trần Lý, nhà trần trở lên giầu có. Khi Trần Lý có con gái là Trần Thị Dung lấy hoàng tử Sảm, nhà lý thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ đã cùng với những người con ưu tú của dòng họ Trần lập các đội Hương Binh dựa vào thế nhà Lý đi đánh dẹp các thế lực khác. Năm 1224 nhà Lý phong ông làm ĐIỆN TIỀN CHỈ HUY SỨ, quản các đạo quân bảo vệ kinh thành.
Cuối triều Lý, chính quyền trung ương bất lực trước cuộc suy thoái về kinh tế, hỗn loạn về chính trị, thế nước nghiêng ngả, nguy ngập. Trần Thủ Độ tổ chức cuộc chính biến Tháng Chạp năm Ất Dậu (Tháng 1 năm 1226) xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Lập lên triều Trần từ đó.
Đây là sự kiện chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại bình yên nhất trong lịch sử của dân tộc ta.
Sau khi lên ngôi vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) phong Trần Thủ Độ làm Quốc Thượng Phụ nắm giữ mọi việc, cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong làm Thái Sư giữ việc hành quân đánh dẹp trong nước.
Ông là nhân vật trụ cột nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm triều Trần.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất 1258, ông giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vào lúc cam go nhất của cuộc kháng chiến, trước thế mạnh như trẻ tre của giặc, ông giữ vững linh hồn của cuộc khánh chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất-Là người lãnh đạo cuộc phản công đánh vào Đông Bộ Đầu (Tháng 1 năm 1258). Buộc quân giặc rút chạy về nước-Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng Pháp Trị- định ra luật lệ quy chế hành trính và luôn luôn gương mẫu thực hiện.
Ông mất ngày 24 tháng 01 năm 1264 thọ 71 tuổi. Ông được truy phong: Thương Phụ Thái Sư Trung Vũ Đại Vương-Thượng Đẳng Trần. Nhân dân nơi đây tôn ông làm Thành Hoàng và xây dựng Đình để thờ phụng ông (Đình Hoan Ái-Tân Việt-Yên Mỹ-Hưng Yên)
Ngôi Đình thờ ông đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 2004. Đây là di sản văn hóa quý của nhân dân thong Hoan Ái. Tự hào thay cho nhân dân nơi đây.

II. Di tích kiến trúc nghệ thuật văn hóa Đình Hoan Ái.
Thôn Hoan Ái xã Tân Việt : Là vùng đất lâu đời, hiện còn để lại dấu ấn của nhiều triều đại.
Theo truyền ngôn, đình Hoan Ái được xây dựng trên thế đất : “Rồng Chầu – Hổ Phục”.
Hoan Ái trước đây thuộc Tổng Thượng Cổ Việt, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu. Đình Hoan Ái được xậy dựng thời hậu Lê và được trùng tu thời Nguyễn.
Hiện nay di tích còn Hoa Văn mang dấu ấn thời Hậu Lê (thế kỷ 18). Nhiều mạng chạm khắc cốn Long, Ly, Quy, Phượng, Đầu đao, Đầu dư của thời Hậu Lê còn lưu giữ được đến bây giờ.
Ngôi đình được kiến trúc kiểu chữ Công gồm 3 tòa: Đại Bái, Trung từ và Hậu Cung. Tòa Đại Bái gồm 3 gian 2 chái, kết cấu kiểu 4 vì; các vì kiến trúc theo kiểu chồng giường – đấu kê và bức cốn mê. Trên các vì đều được trạm khắc hoa văn của thời Lê, đan xem thời Nguyễn. Các hạng mục của 2 vì gian trung tâm Đại Bái được trạm khắc cầu kì tinh sảo, các : Đầu dư, Hàm nghé chạm khắc hoa văn thời Lê vẫn cò được bảo lưu. Các mảng trạm khắc trên các vì mang nhiều đề tài, điển tích dân gian phong phú đa dạng. Các mảng cốn được trạm khắc cầu kì sinh động theo đề tài tứ linh, tứ quý. Đầu dư đỡ câu đầu của các gian trung tâm được trạm khắc rồng cách điệu. Theo hoa văn điển hình thời hậu Lê Đao hỏa nhìn dữ tợn biểu hiện uy lực của mình.
Tòa trung từ và Hậu cung kiến trúc đơn giản hơn không trạm khắc hoa văn cầu kì nhưng đồng bộ hài hòa với tòa Đại bái.
Các đồ thờ và cổ vật được bài trí tập trung ở toà Trung từ và Hậu cung, sập thờ được điêu khắc cầu kì. Trên sập đặt nhiều đồ thờ như : Đỉnh đồng, Bát hương, Đài nến… Phía sau đặt bệ kiêu bát cống, bát hương đồng tạo ra không gian thờ phụng uy nghi. Khảm thờ đặt ở Hậu cung chạm khắc lưỡng Long chầu Nguyệt. Rồng, hổ phủ hoa cúc, dây leo và nhiều hoa văn khác.
Phía trong đặt 3 ngai, trong đó ngai giữa thờ Trần Thủ Độ. Tòa Đại bái là nơi hội họp của nhân dân cả làng. Đình hiện nay còn giữ được nhiều hiện vật quý bằng đồng, gỗ, xứ, giấy, câu đối, cuốn thư, đại tự, đỉnh, hạc, lục bình, sắc phong…
Đình Hoan Ái thờ thành hoàng làng là Thái Sư Trần Thủ Độ. Hàng năm đến ngày sinh của Trần Thủ Độ 20 tháng 1 (âm lịch), ngày mất của Trần Thủ Độ 24 tháng 1 (âm lịch) nhân dân địa phương mở hội làng: Rước kiệu, rước nước giữa dòng song Bắc Hưng Hải ở bến Hầu (cầu Hầu), tế lễ tổ chức nhộn nhịp. Mang đạm sắc thái văn hóa truyền thống trong nhân dân.

 

 


Tác giả: Thành Long (Sưu tầm)
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...